Dự án

Các bài viết về dự án

Xem

Các bài viết bằng tiếng Séc

Xem

Sự hội nhập của người nước ngoài tại Quận Praha 12 (2021)

Xét về thứ tự, đây đã là dự án thứ ba chúng tôi hợp tác với Quận Praha 12. Năm nay, bên cạnh các hoạt động thông lệ chúng tôi sẽ tập trung hơn vào công việc với phụ huynh, phụ huynh không chỉ được cung cấp các buổi hội thảo và tư vấn với chuyên gia, mà còn cả các video từ tổ sản xuất của chúng tôi về đề tài cha mẹ, trẻ em và nhà trường. 

Chi tiết

Chương trình thích nghi cho di dân đang chấp hành án (2020 – 2021)

Nội dung của dự án là thực hiện chương trình tái hội nhập xã hội và cung cấp tư vấn bởi các trợ lý giao văn hoá Séc Việt cho nhóm mục tiêu bị kết án trong Trại giam Bělušice.

Chi tiết

Sự hội nhập của người nước ngoài tại Quận Praha 12 (2020)

Tiếp nối những năm trước, dự án cung cấp các buổi tư vấn chuyên môn có phiên dịch và hoà giải giao văn hoá, phiên và biên dịch cho trẻ em, phụ huynh và trường học ở Quận Praha 12.

Chi tiết

Cơ sở tư vấn trong khuôn khổ Trung tâm gia đình cộng đồng giao văn hoá Séc – Việt Libuš (2019 - 2021)

Mục tiêu của dự án là cung cấp các hoạt động, được xác định là cần thiết trong thời gian dự án trung tâm gia đình cộng đồng giao văn hoá Séc – Việt những năm 2017 – 2018 có hiệu lực. Đặc biệt đó là các cuộc tư vấn với chuyên gia, phiên dịch và hoà giải giao văn hoá và các sự can thiệp cho phụ huynh và trẻ em, trường học, trường mầm non và những chuyên gia khác tiếp xúc (không những) với trẻ em và phụ huynh Việt Nam.

Chi tiết

Sự hội nhập của người nước ngoài tại Quận Praha 12 (2018-2019)

Dự án hướng đến sự giải quyết các vụ việc giao văn hoá và từng vụ can thiệp giao văn hoá phức tạp trong khuôn khổ các cơ quan được lựa chọn, đặc biệt là các trường TH&THCS ở Quận Praha 12. Trong phạm vi dự án hoà giải viên nỗ lực vì sự thấu hiểu lẫn nhau một cách hiệu quả hơn về các tình huống xảy ra và hỗ trợ các bên tham gia tìm thấy giải pháp (làm việc với trẻ em “không có cư trú”, thúc đẩy phụ huynh trong giao tiếp ở các vụ việc, khích lệ phụ huynh hướng đến giải quyết, phòng bị sự hiểu nhầm do khác biệt giao văn hoá v.v.). Những điều này đưa  đến các cuộc tư vấn với chuyên gia, buổi phiên dịch, cuộc hoà giải, biên dịch, điều phối.

Chi tiết

Trung tâm gia đình cộng đồng giao văn hoá Séc-Việt Praha-Libuš (2017-2018)

Dự án Trung tâm gia đình cộng đồng giao văn hoá Séc-Việt Praha-Libuš cung cấp đa dạng các hoạt động dành cho phụ huynh và trẻ em, trường học và trường mầm non và cả các chuyên gia khác có tiếp xúc với trẻ em và phụ huynh Việt Nam.

Chi tiết

SEA-l- bước vào châu Âu và công nghệ hiện đại (2016-2017)

Mục đích của dự án là phát triển các hoạt động chính của SEA-l và tạo một tương lai tiếp theo cho toàn bộ hiệp hội và các thành viên tích cực của mình. SEA-l là một trong những trung tâm thông tin tiếp xúc nhanh nhất về Việt Nam và về nền văn hoá Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Tuy nhiên thời đại mới và công cụ mới đến với người sử dụng đòi hỏi một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn, vì vậy chúng tôi cũng đã quyết định đổi mới tất cả các bài thuyết giảng trên trang web, bao gồm cả việc cung cấp nội dung không chỉ bằng tiếng Séc mà cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng tôi đã làm trang web mới với cấu trúc theo chủ đề rõ ràng hơn, biển báo cho các nhóm mục tiêu cụ thể, thiết kế và tính năng hiện đại hơn.

Chi tiết

Giáo dục và đào tạo hội nhập cho các tù nhân Việt Nam tại nhà tù Kynšperk (2016-2017)

Chủ đề của dự án là việc thực hiện chương trình hội nhập và xã hội hoá cho nhóm mục tiêu - những người bị kết án và làm cố vấn cho nhóm trợ lý Séc-Việt mới được thành lập hoặc đã được công nhận và tích cực hoạt động.

Chi tiết

Thách thức mới - Từ Trợ giúp giao văn đến hòa giải giao văn hoá (2015)

Sau khi đào tạo các thành viên tích cực của mình trong năm trước, những người đã được đào tạo ở cấp độ hỗ trợ giao văn hoá, chúng tôi đã quyết định ủng hỗ toàn bộ nhóm để có khả năng giải quyết toàn bộ các vấn đề phức tạp liên quan đến hội nhập, thương lượng của cộng đồng, v.v. SEA-I đã dành thời gian dài để thiết lập hoà giải giao văn hoá và sự phát triển là một thách thức mới cho chúng tôi. Ngoài ra, chính sách nhập cư của C.H Séc đang bắt đầu sử dụng công cụ hoà giải giao văn hoá, múc đích nhằm giảm bớt những căng thẳng phát sinh từ sự gặp gỡ của văn hoá đa số và văn hoá thiểu số và để tăng cường sự gắn kết xã hội.

Chi tiết

Sự hình thành mạng lưới rộng lớn các trợ lý Séc-Việt ở tỉnh phía Nam Moravian (2014-2015)

Mức độ hội nhập của người nhập cư thay đổi theo đặc thù của từng dân tộc – địa vị khác nhau, điều kiện phức tạp để hội nhập, nguồn gốc văn hoá, nhận thức về môi trường pháp lý của Cộng hòa Séc, v.v . Khả năng tiếp cận thông tin dẫn đến các mức độ hội nhập xã hội hoặc loại trừ xã hội khác nhau. Đối với sự hội nhập của người nước ngoài - người nhập cư Việt Nam trong xã hội và trên thị trường lao động Séc cần phải có các trợ lý giao văn hoá đủ trình độ. Dự án được thiết kế dành cho thanh thiếu niên Việt Nam thuộc vùng Nam Moravian nói tiếng Séc và tiếng Việt, những người quan tâm đến việc trở thành trung gian hòa giải giữa các nền văn hoá. Chúng tôi đã cùng thực hiện dự án với đối tác VOLONTÉ CZECH o.p.s và điều này đã mở đường cho chúng tôi đến những địa chỉ liên lạc hữu ích tại vùng Moravian.

Chi tiết

Sự hình thành mạng lưới rộng lớn các trợ lý Séc-Việt (2013-2014)

Trong một dự án tiếp theo nhằm hỗ trợ các công dân có quốc tịch Việt Nam, chúng tôi đã đào tạo được những trợ lý Séc-Việt cần thiết để bước vào thị trường lao động Séc một cách lâu dài và sau nhiều năm lại ở Praha. Cùng với đối tác VOLONTÉ CZECH chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của một số đơn vị công cộng và doanh nghiệp (Bộ Lao động và Xã hội, Bộ Nội vụ, Cảnh sát Cộng hòa Séc, Trung tâm hội nhập cho người nước ngoài C.H Séc, Tổ chức Charita Cộng hòa Séc, Nhà các dân tộc thiểu số, các công ty ô tô hãng TRW, văn phòng luật sư, văn phòng tịch biên tài sản, bệnh viện, trường học ...) để cung cấp trợ lý song ngữ Séc-Việt đủ tiêu chuẩn cho nhu cầu của người Việt Nam, những người đã làm việc với chúng tôi trong nhiều dự án như tình nguyện viên, nhưng thiếu cơ sở chuyên môn cho các vị trí trợ lý Séc-Việt.

Chi tiết

Chuyên nghiệp hoá đội ngũ chuyên gia giao văn hoá Séc-Việt của Klubu Hanoi (2013-2014)

Từ khi thành lập đến năm 2006 Klub Hanoi đã hoạt động trên cơ sở chuyên nghiệp, nhưng hoàn toàn tình nguyện. Nỗ lực là đặt nền tảng cho cầu nối văn hoá giữa trái tim của Châu Âu và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Dần dần các hoạt động nhất là trong các dự án và thông tin về văn hoá và cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc được gia tăng, chúng tôi bắt đầu phải nộp đơn xin tài trợ cho các hoạt động của mình. Sau 10 năm chúng tôi đã có được dự án dành riêng cho Klub Hanoi.

Chi tiết

Sự thành lập mạng lưới rộng lớn các trợ lý Séc-Việt ở Vùng Karlovy Vary (2013-2014)

Ưu tiên của dự án là đào tạo giao văn hoá phù hợp cho thanh thiếu niên Việt Nam được đào tạo bằng hệ thống Séc và đồng thời phát triển trong môi trường văn hoá-xã hội khác nhau hình thành nên "cộng đồng" – dân tộc thiểu số Việt Nam ở Cộng hòa Séc. Việc cung cấp giáo dục và đào tạo cho trợ lý giao văn hoá Séc - Việt và giảng viên không chỉ là lợi thế của dự án. Các sinh viên tốt nghiệp thành công được dự án cung cấp công việc từ nhà tổ chức dự án hoặc giới thiệu việc làm mới với các chủ lao động khác - các đơn vị kinh doanh công cộng tập trung vào Việt Nam hoặc vào người di cư từ Việt Nam.

Chi tiết

Sự thành lập mạng lưới các trợ lý Séc-Việt tại Cộng hòa Séc - Karlovy Vary, Cheb (2013)

Chúng tôi cũng đã đào tạo các trợ lý giao văn hoá Séc-Việt, đặc biệt tại Karlovy Vary. Khóa học này lần đầu tiên được tổ chức ở vùng Karlovy Vary. Tại Karlovy Vary, chúng tôi cũng đã thiết lập văn phòng tư vấn giao văn hoá và pháp lý, ở đó những sinh viên tốt nghiệp thành công trong khóa học có cơ hội cung cấp các dịch vụ mong muốn và cần thiết này.

Projekt byl spolufinancován obecným programem Solidarita a řízení migračních toků.

Dự án được đồng tài trợ bởi Chương trình tổng hợp đoàn kết về quản lý các luồng di cư.

Chi tiết

Hỗ trợ và hội nhập của người di cư Việt Nam vào thị trường lao động thông qua đào tạo nghề (2012-2014)

Rất nhiều người Việt Nam trẻ tuổi đến C.H Séc mà không tìm được công việc mơ ước ở đây, nhiều người trong số họ đã gặp khó khăn về kinh tế và phải nhờ gia đình ở Việt Nam hỗ trợ mặc dù ý tưởng ban đầu của họ là dùng thu nhập từ C.H Séc để đảm bảo kinh tế cho gia đình ở Việt Nam. Dự án này nhằm mục đích tăng cường sự hỗ trợ cá nhân cho việc hội nhập lao động cho những người trẻ tuổi Việt Nam đang sống tại Cộng hòa Séc hợp pháp, dưới 25 tuổi, có năng lực chuyên môn thấp và trình độ tiếng Séc thấp, nhưng muốn sống và làm việc tại C.H Séc.

Chi tiết

Dự án EURES

Mục đích của dự án được hỗ trợ bởi EURES để góp vào hội nhập người nước ngoài từ Việt Nam, Mông Cổ, Trung Quốc, Nga và Ukraina vào xã hội Séc bằng cách thúc đẩy vai trò của các trợ lý giao văn hoá. Trong dự án này chúng tôi đã bắt đầu các cuộc họp với các đại diện của các tổ chức có liên quan để xác minh khả năng công nhận vai trò này trong hiện tại và trong tương lai để góp phần đưa ra ý tưởng chính xác hơn về định nghĩa của nghề, để thúc đẩy việc quảng bá các trợ lý giao văn hoá giữa các khách hàng cá nhân và các tổ chức, đồng thời để nâng cao nhận thức và ứng dụng của nghề.

Chi tiết

Giáo dục và đào tạo, nhân rộng mạng lưới huấn luyện giáo dục và đào tạo tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011-2013)

Để đối phó với tình hình di cư của Việt Nam sang C.H Séc, chúng tôi bắt đầu tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hội nhập tại C.H Séc, cũng như các dự án phát triển ở Việt Nam. Trong năm 2011 Klub Hanoi đã nhận được dự án hợp tác phát triển ba năm trong lĩnh vực cải cách dạy nghề.

Chi tiết

Dịch vụ thông tin cho người di cư Việt Nam tại Cộng hòa Séc / Better Information for Better Migration (2011-2012)

Vùng Ústí nad Labem là nơi tập trung lớn thứ hai của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc sau Praha. Tuy nhiên ở thủ đô thì có hàng loạt các tổ chức dành cho người nước ngoài, thì ở vùng Ústí nad Labem lại ít được bao phủ bởi các dịch vụ dành cho người di cư. Klub Hanoi đã thực hiện một dự án đặc biệt tập trung vào các khách hàng Việt Nam, cụ thể là ở Chomutov: chúng tôi đã đào tạo được nhiều trợ lý giao văn hoá Séc -Việt, mở văn phòng tư vấn pháp lý và cung cấp dịch vụ tư vấn tại chỗ và hỗ trợ hộ tống. Dự án cũng tiến hành nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội và các vấn đề của cộng đồng người Việt Nam, được thực hiện lần đầu tiên trong khu vực

Chi tiết

Mối quan hệ hàng xóm láng giềng tốt đẹp – dự án hội nhập Séc-Việt không chỉ dành cho T.P Praha phường Libuš (2011-2012)

Dự án tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cụ thể về sự cùng tồn tại giữa hàng xóm người Séc và người Việt Nam. Làm việc một cách có hệ thống với cư dân của T.P Praha phường Libuš (người Séc và người Việt) và hỗ trợ họ trong việc giải quyết các tranh chấp và hiểu lầm láng giềng thông qua hòa giải, cung cấp thông dịch và hỗ trợ giao văn hoá. Một phần của dự án cũng là làm việc với giới truyền thông. Chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp cho các nhà báo không chỉ thông tin về chủ đề nói trên mà còn cung cấp địa chỉ liên lạc và giới thiệu phiên dịch.

Chi tiết

Giáo dục và đào tạo hội nhập cho người di cư Việt Nam (2009-2011)

Dự án này là dự án lớn đầu tiên, dự án ba năm được Klub Hanoi thực hiện với sự hợp tác của InBit C.H Séc. Chúng tôi đã đào tạo được những người trợ lý giao văn hoá Séc -Việt chuyên nghiệp đầu tiên và cuối cùng tháng 6 năm 2009 chúng tôi đã mở thành công văn phòng và trung tâm tư vấn ngay tại trung tâm sự kiện - tại khu vực chợ Sapa ở T.P Praha phường Libuše.

Chi tiết