Video

Làm sao học được tiếng Séc?

Hai thế giới

Tổ tiên của chúng ta thường nói: "Hiểu được bao nhiêu ngôn ngữ, thì bấy nhiêu lần là nhân vật."

Ngoại ngữ không chỉ là những từ vựng khác biệt, mà còn là một cách ghép các từ và cách suy nghĩ khác nhau. Ở Việt Nam chúng ta chào nhau bằng câu "Bạn khỏe không?" – "Jste zdravý?", tại Séc thì chào bằng câu "Jak se máte?"- "Bạn cảm thấy thế nào?". Nếu khi chúng ta đi khai thuế, thì ở Việt Nam chúng ta sẽ đi ra "Cục thuế" – "Daňový úřad", nhưng ở Séc chúng ta sẽ đi ra "Finanční úřad", tức là "Cục tài chính". Nếu một ai đó là người "tốt bụng"- là tính từ liên quan đến cái bụng – "dobrobřišný", thì ở Séc người ta gọi là "dobrosrdečný" - nghĩa là  "tốt tim". Khi chúng ta nhìn vào nước thịt với phở, người Việt sẽ gọi là "phở" – "nudle", nhưng người Séc gọi là "polévka" – "súp". Hai bên chọn tính chất khác nhau của món để gọi. Tuy nhiên món này ngon cho cả hai bên. Chúng ta hấp thụ vào mình một phần sự khám phá nền văn hóa mới bao gồm lịch sử, truyền thống và những điều trong hiện tại. Khi học ngoại ngữ thì đột nhiên óc con người sẽ có thể nhìn nhận các sự liên kết dưới những góc độ khác nhau.Vì vậy chúng ta sẽ được mở rộng tầm nhìn mới đi kèm với sự thực tế. Chúng ta có thể truy cập tài liệu văn hóa về đất nước mới, về trường học, vị trí lao động, cảnh sát, con người vv. Chúng ta sẽ mở cửa vào thế giới mới. Học ngôn ngữ của người khác cũng là cách chứng tỏ sự quan tâm và lịch sự của mình đối với họ.

Chúng tôi chúc các bạn sẽ có một ngày gần đây nhất được người Séc nào đó đặt cho câu hỏi: "Bạn học tiếng Séc ở đâu mà nói được tốt thế?"

 

Jak na český jazyk?

Dva světy

Naši předkové říkávali: "Kolik jazyků umíš, tolikrát jsi člověkem."

Cizí jazyk, to není jen jiná slovní zásoba, ale také zcela jiný způsob skládání slov i myšlenek. Když zdravíme ve Vietnamu, použijeme slovo "khỏe" – "zdravý", v Česku "cảm thấy" – "mít se". Když odevzdáváme daňové přiznání, ve Vietnamu je to na "cục thuế" – "daňový úřad", v Česku na "finanční úřad", což je "cục tài chính". Když je někdo "tốt bụng" – slovo související s břichem, v Česku se to řekne "tốt tim" – "dobrosrdečný". Když se podíváme na vývar s rýžovými dlouhými plochými nudlemi, Vietnamec mu řekneme "phở" – "nudle", Čech ale "polévka" – "súp". Každý si vybere pro pojmenování téhož jiné slovo, jiný atribut (i když jim oběma pokrm stejně chutná).  Při poznávání cizího jazyka do sebe absorbujeme část poznání nové kultury, včetně její historie, tradic a současnosti. Učíme-li se ho, najednou je náš mozek schopen vnímat různé souvislosti v novém světle. Rozšíří se nejen naše obzory, ale také praktické možnosti. Máme přístup k literatuře celé další země, k jejím školám, pracovním místům, politice, ženám a mužům apod. Otevíráme brány nového světa. Učit se jazyk toho druhého je také projevem zájmu o druhé a zdvořilého chování.

Přejeme Vám, aby se Vás již brzy mohl někdo na ulici v ČR či jinde zeptat: "Kde jste se tak dobře naučil/a česky?"

 

Kỹ năng giao tiếp

Mục đích chính của khóa học là để làm sao cho người học viên có thể giao tiếp được với người Séc. Vì vậy một trong những điều quan trọng nữa là phải có những buổi tập nói chuyện với người Séc. Học viên nên tìm những cơ hội để trực tiếp luyện tập khả năng tiếng Séc của mình. Thi thoảng học viên cũng nên mở tài liệu ra xem, tự suy nghĩ làm các bài tập một mình, dù là sai. Ban đầu làm bài tập sai là chuyện đương nhiên. Những người thành công trên con đường học ngoại ngữ cũng đã trải qua nhiều sai sót từ thời gian đầu. Người học viên nên tự ghép những câu nói mới trên cơ sở ngữ pháp đã được học.

 

Dovednost komunikace

Hlavním cílem výuky je, aby se čtenář dobře dorozuměl s česky mluvícími. Proto je důležitou součástí výuky jazyka možnost trénovat jazyk v terénu, hovořit s Čechy. Posluchači by měli vyhledávat takové situace, aby si češtinu procvičili. Měli by se občas doma podívat do svých materiálů, sami si vyzkoušet nějaká cvičení, zamyslet se nad nimi, zkusit si je vyřešit, i když špatně. Na počátku je běžné dělat chyby. Kdo dnes něco umí, neobešel se v minulosti bez chyb. Student by se měl doma snažit sám vytvářet nové věty na základě pravidel, která se naučil.

 

Cầu nối giữa tiếng Séc và tiếng Việt

Sau khi nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp đến Việt Nam đã thử ghi lại tiếng Việt bằng chữ Latin, vì thời đó người Việt vẫn dùng chữ Nho. Tuy nhiên, tiếng Việt có nhiều nguyên âm hơn chữ Latin. So với tiếng Latin thì tiếng Việt có thêm thanh điệu của mỗi từ. Vì vậy họ đã bắt đầu sử dụng cả các dấu mà thời đó Châu Âu đang dùng. Ví dụ dấu "ă" hoặc "â" hoặc các dấu chỉ thanh  điệu như "ã" v.v.

Khi ngài Josef đệ nhị bãi bỏ chế độ nông nô từ năm 1781 tại Châu Âu, đã giúp người dân từ vùng nông thôn di dân vào thành phố. Kể từ những năm 40 của thế kỷ 19 thì tiếng Séc đã không còn là vấn đề của tầng lớp trí thức nữa. Từ thời đó cũng đã bắt đầu phát triển ngành báo chí và sự sáng tạo nghệ thuật.

Tiếng Việt cũng đã bị ảnh hưởng như tiếng Séc khi người Pháp bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam và Đông Dương từ năm 1884. Tiếng Việt dần dần có rất nhiều từ mới phát âm và có ý nghĩa tương tự như tiếng Pháp, Anh, Latin và Trung Quốc. Ví dụ những từ của tiếng Pháp hay liên quan đến thực phẩm, đồ uống, công nghệ và thủ tục hành chính.

 

Ảnh hưởng từ tiếng Pháp:

kem                            krém

Ảnh hưởng từ tiếng Séc:

rô-bốt                         robot

Ảnh hưởng từ tiếng Hy lạp:

ô-tô                             auto

Ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc:

trà, chè                       čaj

 

Năm 1902 lần đầu tiên đã được phát hành quyển "Quy tắc ngữ pháp tiếng Séc". Tròng vài trường hợp thì tiếng Séc đã có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng Việt. Từ "rô-bốt" là từ có nguồn gốc từ tác phẩm của tác giả người Séc Karel Čapek. Qua những biến động trong xã hội sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945) đã làm mờ đi sự khác biệt giữa các tiếng địa phương. Từ cuối nửa thế kỷ 20 báo trí đã ảnh hưởng và lan rộng yếu tố của ngôn ngữ
Séc vào các lĩnh vực xã hội.

Những người Việt Nam sinh sống tại Séc cũng tự dùng những từ bằng tiếng Séc khi không thể dịch ra được tiếng Việt. Ví dụ "chleba" – "bánh mỳ nướng to truyền thống Séc", "trvalý" – "giấy phép vĩnh trú", "balkón" – "ban-công". Bao gồm cả câu chào hỏi "Ahoj" -  "Chào". Bạn đã nghe thấy ở Việt Nam lần nào chưa? Nhưng người Séc cũng đã làm quen với những từ hay được dùng ví dụ như những thành phố "Hà Nội" – "Hanoj", "Sài Gòn" – "Saigon", "Sa pa" - "Sapa", và sử dụng từ "áo dài" – "aozáj", "nem" – "nem", "nón" – "non", "phở" – "fó/fóčko", "bún chả" – "bunča".

Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ tông chi Úc Á, bao gồm cả hệ Môn Khơ Me và tiếng Mường. Tiếng Séc thuộc họ ngôn ngữ Ấn Âu, Sla-vơ, Tây Sla-vơ. Lưu ý rằng nguồn gốc của tiếng Séc là họ ngôn ngữ Ấn Âu, trong khi đó Ấn độ và Việt Nam lại là 2 đất nước rất gần nhau. Mặc dù cấu trúc ngữ pháp của tiếng Séc và tiếng Việt khác nhau đáng kể, nhưng sự khác biệt đó cũng vẫn gần hơn là khoảng cách 10 000 km, mà chỉ có máy bay mới có thể bay từ Praha đến Hà Nội được.

Cả hai nước đã phát triển mối quan hệ của mình từ lâu. Theo thông tin, tổ tiên của Séc và Việt đã gặp nhau trong thế kỷ 14, khi một người lai gốc Séc đã bước chân đến lãnh thổ của người Chămpa, tức là Việt Nam ngày nay. Người gốc Séc đó cũng đã viết thông tin về miền đất này và gửi về Châu Âu. Liên hệ tương đối thường xuyên giữa người Việt và học giả Séc được phát triển từ thế kỷ 19. Sau đó phát triển rất nhanh chóng trong thế kỷ sau. Cả hai ngôn ngữ đều có thời kỳ phát triển chữ và từ vựng. Trong hai thế kỷ qua cũng đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.

Tiếng Séc dần dần phát triển từ tiếng Sla-vơ Cổ - ngôn ngữ gốc của các người Sla-vơ bắt đầu hình thành ở nửa thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên và được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 9, 10. Ban đầu bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Đức, Xen-tơ và Iran. Sau đó ngôn ngữ Sla-vơ Cổ đã phát triển thành ngôn ngữ văn học Sla-vơ, và đã bị ảnh hưởng đáng kể ví dụ từ ngôn ngữ Hy Lạp. Tiếng Séc như một ngôn ngữ riêng biệt được hình thành cuối thiên niên kỷ 1. Từ những giai đoạn pháp triển lâu đời nhất (cuối thế kỷ 10-tầm nửa của thế kỷ 12) chúng ta chỉ có thể biết qua những hình tái tạo. Từ giai đoạn này không có tài liệu bằng văn bản nào cả. Những di tích tiếng Séc bằng văn bản đươc ghi ấn từ tầm nửa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 13: Bohemika (tên tiếng Séc trong ngôn ngữ khác), phần ghi chú (bản dịch tiếng Séc các từ và cụm từ trong văn bản ngôn ngữ khác) và các chú thích (viết bằng tiếng Séc nhưng không liên quan đến văn bản ngôn ngữ khác).

Trong thế kỷ 14 tiếng Séc bắt đầu thâm nhập vào các thể loại văn học, vào cuối thể kỷ này cũng đã có những tài liệu được viết chính thức bằng tiếng Séc. Trong thế kỷ 15 từ thời của ông Jan Hus giảng thuyết, người đã góp phần lớn vào việc phát triển chính tả, đến khởi đầu của chủ nghĩa nhân văn Séc lượng số người sử dụng ngôn ngữ văn học Séc đã tăng. Tiếng Séc cũng đã hoàn toàn thâm nhập vào lĩnh vực hành chính. Sau khi máy in ấn sách được phát minh thì chính tả mới được ổn định (theo các tờ giấy được in ấn hồi đó). Dấu chấm ban đầu trên các phụ âm mềm đã biến thành dấu móc: č, ď, ň, ř, ť, ž.

Giai đoạn từ nửa thế kỷ 17 đến thế kỷ 18 được đánh dấu bằng việc ép buộc di cư của dân trí thức không tôn giáo sau trận chiến trên Núi Trắng. Từ cuối thế kỷ 17 đã đi đến sự hạn chế chức năng tiếng Séc, và cuối cùng đã bị rút khỏi các lĩnh vực khoa học và hành chính. Một trong những điểm nổi bật trong ngành giáo dục là sáng tác của ông Jan Amos Komenský. Ở nông thôn đã bắt đầu có sự khác biệt giữa ngôn ngữ địa phương, nhất là vùng Morava và Slezsko. Tại đây tiếng Séc được phát triển lệch hướng so với tiếng Séc phổ thông. Tại các thành phố đã bắt đầu có sự ảnh hưởng của tiếng Đức, và nó cũng đã dần dần thâm nhập một phần vào tiếng Séc.

Đó là những tóm tắt về lịch sử tiếng Séc và mối quan hệ với tiếng Việt.