Dự án với tên „Tạo rộng hơn mạng lưới trợ lý viên Séc-Việt“, số đăng ký CZ.2.17/2.1.00/35135 đã kết thúc. Mục tiêu chính của dự án là giải quyết và tiếp tục phát triển các hình thức hòa nhập xã hội Séc và Việt cần thiết cho việc hòa nhập người Việt có hiệu quả trên thị trường lao động Séc. Phần dưới đây giới thiệu mục tiêu mà chúng tôi đã đạt được.
Ngay ở những ngày thực hiện dự án đầu tiên chúng tôi đã tổ chức tuyển vào khóa tái đào tạo giảng viên trong lĩnh vực giáo dục liên văn hóa, dần dần chúng tôi đã cho được 35 người từ nhóm mục tiêu tham gia – tức là người Việt và người di tản từ môi trường văn hóa khác biệt và người bị bất lợi trên thị trường lao động. 150 giờ của khóa học gồm những buổi tập huấn kỹ năng giao tiếp và hòa giải, luật pháp, kỹ năng liên văn hóa và không thiếu việc luyện tập kỹ năng thông dịch và giảng dạy. Những người tốt nghiệp khóa sau đó đi thực tập ở những nơi của đối tác dự án Voloté Czech hoặc có cơ hội được nhận vào làm việc tại chủ sở hữu lao động phù hợp.
Từ mục tiêu chính có những „mục tiêu nhỏ“ mà trong quá trình thực hiện dự án đã đạt được như sau:
- thực hiện khóa giảng viên trong lĩnh vực giáo dục liên văn hóa cho 35 người từ nhóm mục tiêu, trong số họ đã có 25 người đạt tiêu chuẩn trong kỳ kiểm tra cuối khóa trước ban chuyên môn;
- đảm bảo các hoạt động bổ trợ và gây động lực (ví dụ như tư vấn chuyên môn) cho 25 người này với mục tiêu tìm và giữ được vị trí lao động;
- soạn cẩm nang Materials on Intercultural Issues for Czech-Vietnamese Intercultural Assistants;
- lập database của các cơ quan nhận trợ lý viên liên văn hóa Séc-Việt mà chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên;
- tạo 3 vị trí lao động thực tập cho 12 người tốt nghiệp khóa tại nơi của đối tác dự án Voloté Czech;
- tạo 6 vị trí lao động cho 12 người tốt nghiệp khóa tại những cơ quan được lựa chọn mà đã thể hiện có nhu cầu lớn về trợ lý viên liên văn hóa.
Thông qua chương trình này CLB Hà Nội và đối tác dự án Voloté Czech đã phản ứng với nhu cầu ngày càng tăng của hàng loạt cơ quan công quyền cũng như doanh nghiệp (ví dụ: Bộ lao động và xã hội, Bộ nội vụ, Cảnh sát CH Séc, Trung tâm hòa nhập người nước ngoài CH Séc, Charita CH Séc, Nhà dân tộc thiểu số, các nhà sản xuất o tô TRW, văn phòng luật sư, văn phòng tịch biên, bệnh viện, trường học v.v.) tìm kiếm trợ lý viên song ngữ Séc-Việt đã được đào tạo, với nhu cầu của bản thân người Việt đang cộng tác với CLB HN trong một loạt dự án với tư cách là tình nguyện viên, nhưng lại bị thiếu cơ sở chuyên môn để làm công việc của trợ lý viên Séc-Việt.
Trợ lý viên Séc-Việt cung cấp dịch vụ dịch thuật, họ có hiểu biết về ngôn ngữ pháp lý Séc, họ biết được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa, họ có thể giải thích và mô tả, có thể giải thích họ dịch gì và họ có kinh nghiệm trong giao tiếp, đàm phán và phương pháp giải quyết xung đột.
Vậy nên có thể nói rằng chúng tôi đã đạt được mục tiêu chính của dự án. Một phần là tất cả 25 người đã được đào tạo thành công đều có thể tham gia ngay và lâu dài trên thị trường lao động. Một phần là việc họ tham gia vào dự án tạo ra được điều kiện để trợ giúp cho nhóm thứ yếu của người di tản Việt (không chỉ) ở Praha, những người mà nhóm trợ lý viên liên văn hóa đã được đào tạo hiện vẫn đang liên lạc và sẽ tiếp tục chuyển giao hiểu biết và kinh nghiệm cho họ.
Vai trò của các trợ lý viên này ngày càng tăng một phần vì số lượng người Việt tại CH Séc – trước tiên là ở Praha – ngày càng tăng không chỉ do tăng trưởng về sinh đẻ của các gia đình người Việt mà còn do thực tế là vào những năm cuối đây có nhiều người Việt di tản từ môi trường văn hóa hoàn toàn khác biệt với tiềm năng chuyên môn thấp, họ không biết tiếng, không có thông tin về CH Séc, cho dù họ là những người được tìm nhiều trên thị trường lao động Séc. Như vậy việc nhận những người này vào làm việc thường không thể nếu không có sự tham gia của trợ lý viên có trình độ. Tương tự như vậy hàng loạt công sở cũng không giải quyết được nhu cầu của cộng đồng quan trọng này nếu không có sự tham gia của trợ lý viên song ngữ và đã được đào tạo.
Tại CH Séc có những nỗ lực để đưa nghề này vào thành hệ thống và đảm bảo nền tảng thể chế của môi giới liên văn hóa chuyên nghiệp sao cho những người di tản đã được đào tạo này có thể làm được công việc với việc tận dụng hiểu biết, kỹ năng của mình.
CLB HN cùng với Volonté Czech đã tập trung vào các hoạt động hội nhập và phương pháp hội nhập một thời gian dài. Tại CH Séc CLB HN là tổ chức đầu tiên áp dụng một số công cụ hộ nhập mà hiện nay công cụ này được sử dụng tại nhiều tổ chức khác, ví dụ như đào tạo trợ lý viên liên văn hóa hoặc đào tạo hộ nhập trong tiếng Séc, các khóa học hội nhập, thông dịch cộng đồng v.v. Cả hai đối tác sẽ tiếp tục những hoạt động này với kinh nghiệm từ dự án mà không cần phải xét tới nguồn tài chính từ Liên minh châu Âu.
Dự án được tài trợ từ Quỹ xã hội châu Âu trong khuôn khổ Chương trình hành động Praha – Adaptabilita. Quỹ xã hội châu Âu ở Praha và EU – Chúng tôi đầu tư vào tương lai của bạn.