Vào ngày cuối của tháng 9 năm nay dự án kéo dài 18 tháng của Klub Hà Nội kết thúc. Dự án được Quỹ từ thiện Open Society Fund Praha hỗ trợ và được thực hiện 1 phần ở tỉnh Ústí (vì có nhiều người Việt sống ở đây, đồng thời vì không có đầy đủ thông tin về cuộc sống của họ) và 1 phần ở Praha. Bạn sẽ biết được dự án thành công thế nào ở những đoạn sau đây.
Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ người Việt nhập cư hiểu biết rõ hơn trong môi trường Séc và trong những cơ hội trên thị trường lao động mà không cần phụ thuộc vào dịch vụ của môi giới người Việt mà những người này, vì lợi ích của mình, thường cung cấp thông tin hạn chế và nhiều khi không đúng.
Tập huấn đội ngũ nhân viên liên văn hóa Séc-Việt
Một trong những công cụ là mở rộng đào tạo cho những ai có khả năng trở thành trợ lý liên văn hóa Séc-Việt và phiên dịch viên chuyên nghiệp – tức là nhịp cầu nối giữa người Việt nhập cư đang gặp rào cản ngôn ngữ và văn hóa và các cơ quan Séc và các tổ chức phi lợi nhuận phi chính phủ. Theo thứ tự đây là khóa trợ lý liên văn hóa thứ 2 do CLB Hà Nội tổ chức và theo thể loại của mình đây là khóa đầu tiên tại CH Séc mà phương pháp của nó được các tổ chức phi lợi nhuận phi chính phủ khác sử dụng với sự giúp đỡ của chúng tôi.
Đối tượng tham gia với trình độ tiếng Séc và tiếng Việt đã trải qua khóa huấn luyện 150 giờ (khóa được chia thành từng đề tài liên quan tới giao tiếp, pháp luật, tư vấn chuyên nghiệp, trợ lý liên văn hóa và dịch thuật) và những ai tốt nghiệp khóa đều được nhận chứng chỉ của Bộ giáo dục, thanh niên và thể dục và giấy giới thiệu chính thức của CLB Hà Nội. Theo như mong đợi sau đó họ đã cộng tác trong mọi hoạt động của dự án: khảo sát, tư vấn tại địa bàn, dịch thuật, giảng dạy, hỗ trợ đi cùng tới công sở. Các tổ chức/cơ sở khác đã (và đang) sử dụng một số người tốt nghiệp: ví dụ Ủy ban phường Praha 4 – Libuš, InBáze Berkat, Meta, Lačhe Čhave, La Strada, IOM, Quản lý cơ sở tị nạn của Bộ nội vụ CH Séc, Cảnh sát CH Séc
Khảo sát tình hình hiện tại của người Việt tại tỉnh Ústí
Tại CH Séc, mặc dù số lượng người Việt di tản tại tỉnh Ústí chỉ sau Praha, khảo sát nhằm vào tình hình kinh tế xã hội và các vấn đề của họ được thực hiện ở đây lần đầu tiên.
Trong khuôn khổ khảo sát có 46 cuộc phỏng vấn người Việt tại huyện Chomutov được thực hiện. Chúng tôi chọn Chomutov là nơi khảo sát vì một số lý do: là một trong những huyện có số người Việt cao nhất tại tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm người Việt có liên quan tới Praha và là một cộng đồng tương đối nổi bật trong thời gian cuối. Với sự kết hợp giữa khảo sát số lượng và chất lượng chúng tôi xét được tính đặc trưng của cuộc sống người Việt tại Chomutov khi so với thực tế tại Cheb và Praha, nơi mà chúng tôi đã thực hiện những khảo sát tương tự.
Báo cáo tỉ mỉ của khảo sát bao gồm phần là tính nết của người được phỏng vấn theo phương diện học vị, lý do di tản sang Séc, thời gian biểu của ngày làm việc, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh gia đình, quan hệ với bản địa và văn hóa bản địa, phần khác là các vấn đề kinh tế xã hội và cách giải quyết. Chúng tôi xem báo cáo khảo sát là một đóng góp lớn không chỉ cho việc xác định chiến lược hòa nhập tại khu vực. Chúng tôi tin rằng nó sẽ phục vụ cho các tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan nhà nước liên quan cũng như cho sinh viên khi viết luận án tốt nghiệp v.v.. Báo cáo của khảo sát có thể tải trên trang web của thúng tôi tại đây.
Tư vấn pháp lý tại Praha và Chomutov
Một trong những hoạt động chính rất cần thiết của dự án là tư vấn pháp lý được cung cấp miễn phí cho khách người Việt nhờ sự hỗ trợ của Quỹ từ thiện Open Society Fund Praha. Mục đích chính của nó là đề cập tới những vấn đề thường gặp nhất của người Việt, ví dụ như nợ, tịch biên, vấn đề liên quan tới cư trú, quan hệ lao động pháp lý v.v.
Tư vấn pháp lý được thực hiện 1 lần trong tuần tại phòng tư vấn của CLB tại Sapa và tại văn phòng mới của CLB tại Chomutov. Ở cả hai nơi đều do cộng tác viên lâu năm và thành viên của CLB, tiến sĩ luật Matouš Jíra, cung cấp với sự hỗ trợ của phiên dịch viên. Mục tiêu của tư vấn không phải là giải quyết vấn đề cho khách mà là giúp khách để có thể tự giải quyết vấn đề của mình với sự giúp đỡ của luật gia. Mỗi một khách hàng đều được tham gia có chủ định vào quá trình giải quyết. Điều này hỗ trợ cho khách tự giải quyết những vấn đề tương tự trong tương lai. Cách làm này có thể coi là nguyên tắc cơ bản của phòng tư vấn của chúng tôi và nó ngược lại với những gì mà những người môi giới bất hợp pháp thường cung cấp, những người mà cố tình không cho khách của mình biết là giải quyết vấn đề thế nào cũng như là làm thế nào để khách không lâm vào cảnh tương tự.
Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012 tổng số người được hỗ trợ là 139. Tuy nhiên cần phải nói là một số khách hàng quay lại phòng tư vấn và thường khoảng 3 đến 6 lần trước khi giải quyết được vấn đề; một số trường hợp phải xem xét lại từ đầu, bổ sung hoặc vấn đề chuyển sang lĩnh vực khác của cuộc sống của khách. Như vậy số trường hợp được thực hiện nhiều hơn. Đóng góp của tư vấn thêm nữa là hoạt động khai sáng và ngăn ngừa mà chúng tôi cho là không kém phần quan trọng.
Tư vấn tại địa bàn và đi cùng tới công sở
Ngoài tư vấn và khảo sát đã nêu trên thì còn có những hoạt động khác của dự án. Chúng tôi lập kế hoạch công tác tư vấn tại địa bàn trên cơ sở kinh nghiệm từ những khảo sát thực hiện với cộng đồng người Việt ở thời gian trước đây, khi mà phần lớn những người được phỏng phấn đều tận dụng phỏng vấn để giải quyết một vấn đề nào đó mà người được phỏng vấn đang gặp phải trong khuôn khổ cư trú và lao động tại CH Séc. Trơ lý trong vai trò người phỏng vấn có thể phản ứng những câu hỏi tốt hơn và hiệu quả hơn. Chúng tôi lấy cơ sở từ kinh nghiệm đã được khẳng định nhiều lần là liên lạc trực tiếp trong cộng đồng người Việt có hiệu quả nhất. Tương tự như vậy, việc mở rộng tiềm thức về dự án và điều kiện tư vấn pháp lý miễn phí tại Chomutov và Praha cũng có thể làm hiệu quả hơn.
Mục đích của việc đi cùng đến công sở là cho khách hàng học được làm các thủ tục đúng khi giải quyết các vấn đề tại công sở. Chúng tôi coi hình thức hỗ trợ này là rất quan trọng từ phương diện phòng tư vấn – chỉ tư vấn tại văn phòng cho khách hàng là không đủ, khách hàng phải được dẫn đi làm một lần, để lần sau có thể tự đi một mình, hoặc giúp đỡ cho người khác.
Tổng số khách hàng mà chúng tôi đã đi cùng đến công sở là 91 người. Tuy nhiên vì chúng tôi phải trợ giúp đi cùng với một số khách hàng nhiều lần, tổng số người Việt di cư được hỗ trợ đi cùng đến nhiều công sở khác nhau ở tỉnh Ústí (Chomutov, Most, Teplice, Bílina v.v.) và ở Praha trong khuôn khổ dự án nhiều hơn 2 lần.
Dự án có được nhờ sự hỗ trợ từ Quỹ từ thiện Open Society Fund Praha.
Quỹ từ thiện Open Society Fund Praha bắt đầu hoạt động tại CH Séc từ năm 1992 với tư cách là chi nhánh của mạng quỹ từ thiện quốc tế và được nhà tài chính và nhà hảo tâm George Soros thành lập và hỗ trợ. Trong suốt thời gian hoạt động quỹ đã cung cấp hơn 1 tỉ korun (chia ra cho khoảng 9000 dự án) để hỗ trợ các hoạt động làm tăng sự phát triển của xã hội mở và dân chủ. Chương trình của quỹ nhằm chủ yếu vào tăng vai trò luật pháp, phát triển xã hội công dân, quyền con người, sức khỏe cộng đồng, giáo dục và hợp tác quốc tế. Các tổ chức chống tham nhũng, tăng cường tính minh bạch của quản lý công, bảo vệ công ích và nỗ lực công bằng hóa cơ hội cho phụ nữ và nam giới và tăng cường sự tham gia vào chính trị của phụ nữ cũng được hỗ trợ,