SEA-l - Klub Hanoi xưa - là hiệp hội của những người quan tâm đến Đông Nam Á và đặc biệt là đến Việt Nam, văn hoá, lịch sử, truyền thống và đời sống cộng đồng của người Việt tại Cộng hòa Séc.
SEA-l - tehdy Klub Hanoi - được thành lập vào năm 2002 bởi các sinh viên đi thực tập tại Hà Nội (bây giờ đã là các sinh viên tốt nghiệp) ngành Việt Nam học - Khoa Triết trường Đại học tổng hợp Sác –lơ tại Hà Nội. Ban đầu dự định như là một tổ chức không chính thức của sinh viên. Thông qua trang web http://www.klubhanoi.cz/ muốn mang lại những thông tin mới từ Việt Nam qua con mắt độc lập của sinh viên ngành Việt Nam học, nhưng chủ yếu là để làm quen với công chúng Séc ở thời điểm đấy chỉ nhìn thấy người Việt như là những người "bán chợ trời " làm quen với truyền thống Việt Nam, lịch sử phức tạp và vẻ đẹp tự nhiên. Tên được chọn "đối cực" với câu lạc bộ Việt Nam Klub Praha, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và kết hợp các sinh viên tốt nghiệp trước năm 1989 tại Tiệp Khắc.
Một năm sau, các thành viên sáng lập KH thống nhất thành lập hiệp hội công dân; trong số những người đó có Eva Pechová (hiện nay là Laurinová) là một trong những chủ tịch lâu năm của Klub Hanoi. Là một hiệp hội công dân, KH đã được Bộ Nội vụ Cộng hòa Séc đăng ký vào tháng một năm 2004. Nhiều sinh viên ngành Việt Nam học, những người bạn Việt Nam và những người từ Cộng hòa Séc đã tham gia vào hiệp hội, vì nhiều lý do khác nhau họ quan tâm đến Việt Nam hoặc cộng đồng người Việt ở Châu Âu. Klub Hanoi đã tổ chức các cuộc triển lãm nhiếp ảnh với các bài thuyết giảng về Việt Nam, chiếu phim Việt Nam, tổ chúc trận bóng đá quốc tế Cúp liên lục địa ở Strahov, thành lập thư viện với đề tài về Việt Nam cho công chúng, dịch văn học Việt Nam, phát hành ấn bản cho giáo viên, cùng hợp tác quay phim tài liệu về Viêt Nam, (do Martin Ryšavý đạo diễn), tổ chức nhiều cuộc hội nghị Séc-Việt.
Trong bối cảnh sự phát triển và tăng trưởng của cộng đồng người Việt ở Cộng hòa Séc, nên sự quan tâm đến văn hoá Việt Nam của công chúng Séc cũng gia tăng theo số lần xem trang web (vào năm 2006 có 800 lượt người xem hàng ngày, thì năm 2007 đã lên đến 1600 lượt người xem ) với nhu cầu về thông tin chuyên môn và thiết thực. Sự quan tâm đến từ tất cả các bên - từ các cơ quan nhà nước, uỷ ban, các phương tiện truyền thông, các tổ chức phi lợi nhuận, thư viện, bệnh viện, bệnh viện phụ sản, sinh viên, giáo viên trong lớp có học sinh Việt Nam, công chúng chuyên ngành cả công chúng nói chung, các sinh viên Việt Nam đang sống tại C.H Séc thông qua tiếng Séc (do quên tiếng mẹ đẻ) họ cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa và bản sắc của họ (nhiều người đã trở thành thành viên tích cực của Klub Hanoi, một số vẫn đang làm việc với chúng tôi cho đến ngày hôm nay).
Hóa ra sự hình thành vô tình của hiệp hội đồng thời lấp đầy "lỗ hổng trên thị trường" theo nghĩa cung cấp thông tin hiểu biết về văn hóa và cộng đồng người Việt tại C.H Séc. Klub Hanoi lúc bấy giờ trong một mức độ nào đó đã trở thành người "trung gian" giữa xã hội Séc và cộng đồng người Việt, lúc đó được đa số người Séc cảm thấy là có vẻ rất là khép kín và bất khả xâm phạm. Càng ngày, càng tham gia nhiều hoạt động giáo dục, văn hóa và xã hội: chúng tôi đã tổ chức hội thảo tại các trường học, tham gia vào các cuộc tranh luận công cộng, qua truyền hình và đài phát thanh, đánh giá các tài liệu liên quan đến Việt Nam và văn hóa Việt Nam, tham gia vào các nghiên cứu và các ấn phẩm chuyên ngành, tư vấn các luận án tốt nghiệp của sinh viên làm về chủ đề di cư Việt Nam tại Cộng hòa Séc, chúng tôi xuất bản ấn phẩm đầu tiên "Với trẻ em Việt Nam trong các trường học Séc", quấn sách này đã chở thành mối quan tâm lớn và phải in thêm bốn lần. Nhờ sự hợp tác của KH với các tổ chức văn hóa khác nhau (hiệp hội Mamapapa, Nhà hát Archa, Kultura Jinak, Viện bảo tàng quốc gia ở Praha, v.v) với các sinh viên Việt Nam nhiệt tình nói trên và các nghệ sĩ nghiệp dư đã tạo ra một số dự án văn hoá thú vị và giải trí Séc-Việt, sự kiện triển lãm và biểu diễn (Đằng sau chợ, 9Việt, Tôi là ai? v.v).
Tuy nhiên, trong năm 2009, Klub Hanoi - các thành viên tích cực nhất đã cảm thấy không còn sức lực. Phần lớn các hoạt động của họ dành cho KH diễn ra hoàn toàn trên cơ sở tình nguyện. Mặc dù đã có một tiềm năng lớn cho sự độc lập và quyền công dân, sự quan tâm đến các hoạt động của Klub Hanoi đã lan rộng và trên thực tế không thể đáp ứng chỉ trong thời gian rảnh rỗi của các thành viên. Chúng tôi quyết định xin tài trợ từ ngân sách nhà nước, trợ cấp từ các tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ và Liên minh châu Âu. Chúng tôi đã kết hợp thành với ý tưởng của nhóm nghiên cứu Mgr. Jiří Kocourek - ứng dụng xã hội học, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, hội nhập và thực hiện các dự án hợp tác và phát triển.
Trong cùng năm đó do sự hợp tác nêu trên và kinh nghiệm đã có Klub Hanoi đã xin được dự án đầu tiên - ba năm được tài trợ bởi Quỹ Xã hội châu Âu, trong đó chủ yếu là giúp tiếp tục các hoạt động của Klub Hanoi. Dự án dựa trên các hoạt động hiện tại của Klub Hanoi trong lĩnh vực làm quen số đông người Séc với văn hóa Việt Nam và sự hội nhập của Người Việt vào xã hội với trọng tâm là giữ gìn bản sắc văn hóa của họ. Được tập trung vào việc giảng dạy tiếng Séc và các cuộc hội thảo về hội nhập hữu ích được thiết kế đặc biệt cho các thành viên của cộng đồng người Việt, cả việc đào tạo được công nhận cái gọi là: trợ lý giao văn hoá cho các ứng cử viên nói tiếng Việt và tiếng Séc, chủ yếu là sinh viên lớn lên từ bé tại C.H Séc. Mục đích của khoá học đầu tiên được tổ chức tại C.H Séc là đào tạo được người dịch vụ giao văn hoá song ngữ và người tư vấn viên có thể để giúp hiểu về hai nền văn hóa và hướng các thành viên giao tiếp hiệu quả ở một mức độ chuyên nghiệp.
Klub Hanoi tiếp tục việc đào tạo các trợ lý giao văn hoá Séc-Việt rong những năm tiếp theo. Dần dần, chúng tôi đã có dự án đào tạo không chỉ ở Praha mà còn ở tỉnh Karlovy Vary, tỉnh Ústí và tỉnh phía Nam Moravian, vì vậy cho đến ngày hôm nay đã có một nhóm đông các trợ lý giao văn hóa Séc-Việt có thể làm việc trong Klub Hanoi và cả những nơi khác - một số người làm việc tư vấn cho các tổ chức phi lợi nhuận có tiếp xúc với người di cư Việt Nam, số khác làm trong trong các trường tiểu học, nơi có một số lượng lớn các học Việt Nam, một số khác dịch thuật cho các tổ chức công cộng và thương mại hoặc giới thiệu về văn hóa Việt cho các bạn trẻ trong lĩnh vực giáo dục đa văn hóa. Song song đó, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trợ lý giao văn hóa chúng tôi khởi xướng sự hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận và các Bộ của Cộng hoà Séc, bắt đầu quá trình hình thành và công nhận trợ lý giao văn như là một nghề (thường hoạt động ở nước ngoài) tại Bộ Lao động và Xã hội C.H Séc. Cuối cùng nghề này được gọi là "công việc giao văn hoá". Lĩnh vực này bây giờ được chia thành "phiên dịch cộng đồng" – phiên dịch với các kiến thức về ngôn ngữ học xã hội học với sự nhấn mạnh trên sự thấu hiểu cả hai bên, "trợ lý giao văn hoá" – các hoạt động cá nhân hỗ trợ (hộ tống, chuẩn bị cho các cuộc họp, trợ giúp trong việc điền giấy tờ v.v), Và cuối cùng là "hòa giải giao văn hóa" - giải quyết xung đột giao văn hoá và xung đột nhóm. Đến bây giờ thì việc sử dụng các trợ lý giao văn hoá trong các trường tiểu học, trợ lý luật sư và trợ giúp cho Cục chính sách tị nạn và di dân được ổn định. Hòa giải giao văn hoá cũng đang là lĩnh vực được phát triển.
Từ năm 2009, Klub Hanoi cũng đã cung cấp dịch vụ tư vấn tại văn phòng của Trung tâm thương mại Sapa. Vị trí này chứng tỏ sự tập trung chính vào việc tư vấn cho người nhập cư Việt Nam, đặc biệt định hướng trong môi trường Séc, điều này tất nhiên khác hẳn với môi trường Việt Nam. Tất nhiên, các trợ lý giao văn hoá được đào tạo của chúng tôi (trong khuôn khổ phiên dịch, hộ tống và hỗ trợ tại các văn phòng uỷ ban, v.v) cũng tham gia vào công việc của trung tâm tư vấn. Cũng giống như việc dạy tiếng Séc cho người Việt Nam, những người trẻ tuổi tốt nghiệp ngành Việt Nam học (hoặc dân tộc học với chuyên ngành tiếng Việt). Cho đến nay chúng tôi có thể hãnh diện với con số hơn một ngàn sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp các khóa học tiếng Séc của chúng tôi. Đến với văn phòng tư vấn của chúng tôi tại Sapa cũng có những sinh viên người nước ngoài khi họ viết luận văn tốt nghiệp thặc sĩ của mình.
Ngoài các dự án, chúng tôi cũng tham gia vào các chương trình quảng bá về văn hoá Việt Nam. Klub Hanoi đã tham gia hàng năm vào lễ hội Refufest tại Kampa ở Praha, Số chín đầy màu sắc trong công viên Podviní ở Vysočany, lễ hội những người hàng xóm chúng ta hãy làm quen với nhau ở công viên Parukářka tại Praha 3, chúng tôi được mời giới thiệu về ẩm thực Việt Nam tại Mikulov trong Lễ hội dân tộc Podyjí, tại lễ hội Trải nghiệm Việt Nam trong khuân khổ của chương trình Praha 2- kỷ niệm 65 năm thành lập mối quan hệ Séc-Việt ... Các hoạt động vẽ tranh trên nón lá Việt Nam hoặc vẽ tranh cát đã được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, sau 5 năm làm việc trong các dự án, chúng tôi đã phải xem lại hướng đi và cách tài trợ cho các hoạt động của mình. Chúng tôi thấy rằng việc quản lý dự án đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của nhiều người, sức mạnh của bộ máy quan liêu quan trọng hơn so với nội dung thực sự của dự án. Chúng tôi bắt đầu cảm thấy thiếu tự do và các dự án có ý nghĩa. Chúng tôi muốn thực hiện các dự án và không bị stress bởi những sai lầm quan liêu có thể xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã quyết định hạn chế các dự án do EU tài trợ trong tương lai và thử tìm các nhà tài trợ và tự tài trợ cho các hoạt động của mình.
Klub Hanoi đã và đang rất may mắn là trong hàng ngũ của mình hoặc cùng với những người đồng nghiệp của mình được chào đón những nhân vật nổi bật nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như những người yêu mến văn hoá Việt Nam. Ngay từ đầu chúng tôi đã tìm cách trở thành một trung gian hòa giải độc lập cho nền văn hoá Việt Nam và Cộng hòa Séc. Vị trí này được khẳng định trong thực tế; ví dụ bằng cách được bầu làm một thông dịch viên độc lập tại các cuộc họp của Bộ Nội vụ C.H Séc và Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi đàm phán về việc công nhận người Việt Nam là dân tộc thiểu số ở Cộng hòa Séc.
Với sự ra đời của bộ luật dân sự mới, Klub Hanoi đã thay đổi không chỉ địa vị hiệp hội công dân, mà còn cả tên. Chúng tôi đã quyết định mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang các nước Đông Nam Á khác, như dự định ngay từ đầu của Klub Hanoi. Vào tháng giêng năm nay, tên hiệp hội của chúng tôi đã thay đổi thành South East Asia – liaison, z. s.
Hiện nay chúng tôi muốn hướng đến việc tăng cường nhận thức về bản sắc văn hóa và xã hội, bắt nguồn từ môi trường Séc cũng như từ môi trường Việt Nam, chứng minh rằng thế hệ trẻ Việt Nam bắt đầu lớn lên trong một giai đoạn lựa chọn khó khăn và không hề rõ ràng ý thức được về cội nguồn. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về chủ đề này và tạo cơ hội hiểu sâu hơn về nguồn gốc của văn hoá và xã hội Việt Nam. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho việc đào tạo các phiên dịch viên, những người có chuyên môn cao mà ở C.H Séc đang rất cần. Chúng tôi sẽ đi theo con đường nghệ thuật kịch nói với sự tham gia của người di cư trong các buổi biểu diễn và các sự kiện văn hoá khác nhau. Chúng tôi sẽ thúc đẩy việc giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em và giúp đỡ khẩn cấp cho các bậc phụ huynh Việt Nam. Chúng tôi muốn tìm các nhà tài trợ cho những hoạt động như đã đề cập trên, cũng như các hoạt động phát triển tại Việt Nam, chủ yếu vào lĩnh vực thành lập các lớp học đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật, giáo dục và đào tạo cộng đồng, giáo viên và học sinh trong trường tiểu học và đào tạo giáo viên sư phạm ứng dụng tại Việt Nam. Các dự án này đã được thử nghiệm và chúng tôi đã có sãn các chương trình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mở cửa cho những đề xuất hợp tác mới.