Nhất tự vi sư, bán tự vi sư Phim tài liệu Cộng Hoà Séc, 2006, 91.phút
Bộ phim Nhất tự vi sư, bán tự vi sư đã được quay ở Việt Nam và những nhân vật chính là những người Việt Nam " đã phải bỏ lại cũng như đã tìm được một phần cuộc đời của mình ở Tiệp Khắc."
Kể từ những năm 1950, theo Hiệp định hợp tác văn hoá giữa Tiệp Khắc và Việt Nam, hàng năm có hàng chục suất học bổng cho sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Tiệp Khắc. Sau đó, hàng ngàn người đã có mặt tại các trường nghề và các công ty công nghiệp. Sau năm 1989, thực tiễn này đã chấm dứt, nhưng cựu sinh viên và học sinh trường nghề Việt Nam là những người vẫn không quên thầy cô của mình cũng như Tiệp Khắc đã cho họ trình độ học vấn và chuyên môn trong khi hầu hết đồng bào và thân nhân của họ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của chiến tranh với Pháp và Mỹ
Bộ phim tài liệu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư theo dõi các mối quan hệ hợp tác Tiệp Khắc-Việt Nam trong quá khứ, cố gắng đánh giá tầm quan trọng đối với cuộc đời của một số công dân Việt Nam mặc dù các khía cạnh chính trị bị hạn hẹp, và báo cáo về Việt Nam hiện tại từ những người dân địa phương, so với ở Séc thì họ không bị rào cản về ngôn ngữ.
Có lẽ không một đất nước nào khác trên thế giới có một nhóm người bản ngữ nói tiếng Séc lớn như ở đất nước này. Bộ phim cũng có thể được coi là nhân chứng cho khán giả người Séc vì đó chắc chắn là một hiện tượng phi thường và độc đáo. Nhờ bộ phim được những người hướng dẫn tận tụy giúp đỡ đoàn phim đã có thể đến thăm quan nhiều nơi khác nhau ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả nông thôn Việt Nam.
Phim đã được quay vào nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng chống Mỹ và kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nên đã góp được phần nào không khí lễ hội cho bộ phim.
Bộ phim nói về những dấu chân Séc ở Việt Nam đã được công chiếu vào ngày 16 tháng năm năm 2006 tại rạp Světozor Praha. Các thành viên của Klub Hanoi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và quảng cáo phim.
Chủ đề: Šárka Martínková và Jan Procházka
Đạo diễn: Martin Ryšavý