Các bài viết về dự án

Dự án tại Karlovy Vary – chung kết

Chúng tôi đã kết thúc thành công dự án với tên „Tạo rộng hơn mạng lưới trợ lý viên Séc-Việt tại tỉnh Karlovy Vary“, số đăng ký CZ.1.04/3.3.05/96.00060, dành cho thế hệ trẻ của Việt Nam đang sống tại tỉnh này. Chúng tôi có thể tự hào với kết quả nào?

Ưu tiên của dự án là huấn luyện liên văn hóa phù hợp cho người nhập cư được học trong trường của Séc và đồng thời lớn lên trong môi trường văn hóa xã hội khác tạo nên „cộng đồng“ của họ, hay nói đúng hơn là dân tộc thiểu số Việt tại CH Séc. Chúng tôi nhận tổng 27 đối tượng dưới 28 tuổi có nhu cầu vào 2 khóa tại Cheb. Những người này được qua đào tạo trong kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột, hòa giải, dịch thuật, pháp luật, kỹ năng giảng dạy, trợ lý liên văn hóa v.v. Cuối khóa đã có 20 người đạt tiêu chuẩn trong kỳ kiểm tra cuối trước ban chuyên môn, những người này đã sẵn sàng nhận một nghề hiện đang có nhiều nhu cầu và đồng thời được nhà nước công nhận đó là trợ lý và giảng viên liên văn hóa Séc-Việt.

Thực tập cần thiết

Đáp ứng được kỳ kiểm tra và được nhận chứng chỉ được phê duyệt không có nghĩa là kết thúc hợp tác với nhau. Ngược lại, chứng chỉ về cơ bản chỉ là một bước trung gian cần thiết của một trong những mục tiêu tiếp theo của dự án, tức là thực tập cần thiết (nhờ dự án và đánh giá bằng tiền thưởng). CLB Hà Nội có thể nhận 10 người vào vị trí huấn luyện để làm việc, nơi mà những người này đã tham gia vào cung cấp dịch vụ tư vấn và hòa nhập cho khách hàng người Việt. Thực tập này cần thiết để cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng trong lĩnh vực thông dịch liên văn hóa và đi cùng khách hàng trong khuôn khổ hỗ trợ hòa nhập vào nước sở tại, kể cả hệ thống pháp lý hoàn toàn khác với hệ thống hiện hành ở Việt Nam. Kinh nghiệm có được đối với nhiều người là những kinh nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực liên quan và họ có thể quyết định sẽ tiếp tục công việc hoặc không.

Dự án đã tính đến những vị trí công việc mới ở những tổ chức khác cho những người được chứng chỉ. Cũng như chúng tôi các cơ quan công quyền và doanh nghiệp khác bắt đầu nhận thức được tình hình hiện tại và sự cần thiết phải giải quyết tình hình đó – trong khi thực hiện dự án đã có hàng loạt công sở, tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp có nhu cầu cần có trợ lý song ngữ đã liên lạc với chúng tôi. Đội ngũ thực hiện của dự án đã từng bước lập cơ sở dữ liệu của các chủ sở hữu lao động tiềm năng trong địa bàn, đã thảo luận với họ về việc nhận những người đạt được chứng chỉ vào làm việc và đồng thời về vai trò và việc sử dụng trợ lý viên liên văn hóa. 3 chủ sở hữu lao động đã nhận 10 người có khả năng nhất trong khóa vào vị trí công việc „nhân viên liên văn hóa và thông dịch viên cộng đồng“.

Mục tiêu và ý nghĩa

Mục tiêu chính của dự án là cải thiện vị thế của người nhập cư từ môi trường văn hóa xã hội hoàn toàn xa lạ và tạo điều kiện cho họ có thể tìm được việc làm lâu dài trên thị trường lao động. Nhu cầu của các doanh nghiệp Séc về công nhân người Việt bắt đầu tăng lại, tuy nhiên nhận người Việt vào làm việc thường là không thể khi không có sự tham gia của trợ lý viên có trình độ và hiểu biết ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa. Hàng loạt công sở cũng không giải quyết được nhu cầu của cộng đồng quan trọng này nếu không có sự tham gia của trợ lý viên song ngữ và đã được đào tạo.

Trợ lý viên Séc-Việt đã được đào tạo của chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ dịch thuật, họ có hiểu biết về ngôn ngữ pháp lý Séc, họ biết được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa, họ có thể giải thích và mô tả, có thể giải thích họ dịch gì và họ có kinh nghiệm trong giao tiếp, đàm phán và phương pháp giải quyết xung đột. Vai trò của các trợ lý viên này ngày càng tăng một phần vì số lượng người Việt tại CH Séc ngày càng tăng (tỉnh Karlovy Vary có số lượng người Việt sinh sống đống thứ 3) không chỉ do tăng trưởng về sinh đẻ của các gia đình người Việt mà còn do thực tế là vào những năm cuối đây có nhiều người Việt di tản từ môi trường văn hóa hoàn toàn khác biệt với tiềm năng chuyên môn thấp đến CH Séc. Những người di tản này không có thông tin về môi trường lao động và xã hội tại Séc, họ thiếu trình độ ngôn ngữ v.v. Mặc dù họ là những người được tìm nhiều trên thị trường lao động Séc, tuy nhiên nếu họ không có sự hỗ trợ và chỉ dựa vào người đồng hương của mình tự xưng là „môi giới“ thì họ rất dễ và thường lâm vào vị thế làm ăn trái phép và lậu.

Ý nghĩa của dịch vụ được cung cấp trong khuôn khổ dự án cho thấy sự tham gia của những người có nhu cầu và sau đó là người được đào tạo qua khóa học trợ lý/giảng viên liên văn hóa Séc-Việt là cái mà xã hội hiện tại của chúng ta đang cần – xắp đặt những người từ xã hội thiểu số có học để giải quyết vấn đề và nhiều khi cả những hiểu nhầm không cần thiết trong giao tiếp của xã hội bản địa và cộng đồng thiểu số người Việt.

 

Dự án số CZ.1.04/3.3.05/96.00060 „Tạo rộng hơn mạng lưới trợ lý viên Séc-Việt tại tỉnh Karlovy Vary“ được tài trợ từ Quỹ xã hội châu Âu thông qua Chương trình hành động Nguồn nhân lực và lao động việc làm và ngân sách quốc gia.